9 cách để HR tránh bị “Burn-out” và bảo vệ sức khỏe tinh thần

Hiện nay, 98% HR đang phải đối mặt với nguy cơ bị “Burn-out”. Họ nói rằng vì nhiều lý do, sức khỏe tinh thần của họ sa sút trầm trọng, điều này kéo theo sự đi xuống của sức khỏe thể chất và ảnh hưởng đến tính hiệu quả công việc. Vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ đâu? Cùng DigiSource tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Những thách thức từ đại dịch
Bộ phận Nhân sự đóng vai trò chủ chốt kể từ lúc đại dịch toàn cầu diễn ra, đảm nhiệm việc điều hướng quá trình chuyển đổi sang mô hình làm việc Remote và đảm bảo sự an toàn cho toàn thể nhân viên. Những thách thức hiện tại của họ bao gồm giải quyết vấn đề “Làn sóng nghỉ việc ồ ạt” (Great Resignation) và định hình mô hình làm việc hybrid dài hạn.

2. Sự bất định mang tính vĩ mô
Ngoài việc đối mặt với đại dịch, bộ phận Nhân sự còn phải đương đầu với những bất ổn toàn cầu khác, từ các nỗi lo kinh tế cho đến các cuộc xung đột toàn cầu, vượt qua đại dịch, song song với việc duy trì hỗ trợ cho nhân viên và tổ chức.

3. Thiếu hỗ trợ & chưa được công nhận đúng thực lực
80% lãnh đạo bộ phận Nhân sự dự đoán được những thách thức tiếp theo sẽ xảy ra do thiếu sự hỗ trợ cần thiết. Những nỗ lực thầm lặng và lâu dài của bộ phận Nhân sự, ví dụ như việc chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp, thường không được công nhận trọn vẹn, điều này dẫn đến hạn chế về nguồn lực và sự công nhận dành cho họ.

4. Danh tiếng bị ảnh hưởng
Bộ phận Nhân sự đang phải vật lộn với hình ảnh tiêu cực trong mắt nhiều người, xuất phát từ những thông tin trái chiều, thiếu khả năng tiếp cận và tập trung vào thách thức hơn là thành công, theo nhận định của Steve Browne – Chief People Officer tại LaRosa’s, Inc

5. Khối lượng công việc tăng cao
Với 67% bộ phận Nhân sự cảm thấy quá tải, việc áp dụng mô hình làm việc hybrid càng làm gia tăng gánh nặng công việc, hạn chế thời gian để các HR nâng cao kỹ năng và xử lý những thử thách mới.

6. Thiếu hụt nhân lực trầm trọng
Sự kết hợp giữa khối lượng công việc gia tăng và thiếu hụt nhân lực trầm trọng đang ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận Nhân sự, với 41% bộ phận thiếu nhân viên cần thiết. Hơn 40% lãnh đạo Nhân sự kiệt sức về mặt cảm xúc cho rằng nguyên nhân chính là do nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp.

9 Giải pháp cho sức khỏe tinh thần của Nhân sự

1. Nhận thức tầm quan trọng của việc nhận hỗ trợ từ đồng nghiệp và cấp trên
Bạn không phải là một “siêu nhân” mà có thể xử lý hết tất thảy mọi việc trong doanh nghiệp. Mỗi một tác vụ đều có sự liên kết vô hình hoặc hiện hữu giữa các phòng ban, điều này là thật sự quan trọng để bạn có thể kêu gọi và nhận được sự hỗ trợ của những đồng nghiệp hoặc cấp trên để hoàn thành tác vụ.

2. Thẳng thắn chia sẻ và có những hành động cụ thể để cải thiện tình hình hiện tại
Bạn không thật sự ổn? Hãy nói ra, hãy chia sẻ điều này đến đồng nghiệp của bạn để có thể nhận được sự giúp đỡ từ họ, hoặc chia sẻ đến cấp trên của bạn để nhận được những lời khuyên về công việc hoặc được sự chỉ đạo hỗ trợ khi cần thiết. Từ đó bạn có thể có được những hành động cụ thể để cải thiện tình hình hiện tại của bạn.

3. Rèn luyện khả năng phục hồi và thực hành chiến lược SAFE HR
Như đã đề cập, đã đến lúc các HR phải đeo mặt nạ dưỡng khí cho riêng mình. Điều này bắt đầu bằng việc xây dựng khả năng phục hồi cho thể chất, tinh thần để sau đó có thể giúp doanh nghiệp trở nên kiên cường hơn.

S – Self-Awareness: Biết điểm mạnh của bạn, nhưng cũng biết điểm yếu của bạn.
A – Act: Có những cuộc trò chuyện “sâu” với lãnh đạo của bạn, cho họ biết bạn cần gì và bạn cần hỗ trợ như thế nào và nếu bạn không nhận được thứ mình cần, hãy hành động lại và rời đi.
F – Forgive: Hãy tha thứ cho bản thân khi những gì bạn cố gắng không diễn ra theo cách bạn mong muốn. Thay vào đó, hãy nhìn vào tất cả những điều bạn đã đạt được.
E – Educate: Một SAFE HR chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự phát triển của chính họ, cả về kỹ năng lẫn kiến thức về công nghệ liên quan cũng như những nguồn lực mà Nhóm Nhân sự của họ cần. Họ làm mọi thứ trong khả năng của mình để trở thành chuyên gia nhân sự giỏi nhất có thể.

4. Thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân là điều vô cùng quan trọng để duy trì sự cân bằng và sức khỏe tinh thần. Việc này giúp bạn tập trung hoàn toàn vào công việc trong giờ hành chính, đồng thời có thời gian thư giãn, dành cho bản thân và gia đình sau giờ làm.

5. Xác định rõ những yếu tố gây căng thẳng và tìm cách giải quyết hiệu quả
Nếu bạn không biết được nguyên nhân của vấn đề, bạn sẽ không thể xác định được vấn đề. Nếu bạn không thể xác định được vấn đề, bạn sẽ không thể có được cách giải quyết triệt để dành cho những vấn đề của mình.

6. Quan tâm đến tất cả các khía cạnh của sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tinh thần không chỉ đơn giản là cảm thấy vui vẻ hay buồn bã. Nó bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm: Cảm xúc, tư duy và hành vi.

7. Góp ý từ đồng đội của bạn
Là một nguồn tài nguyên vô giá giúp cải thiện hiệu quả công việc, giải quyết vấn đề và nâng cao chất lượng dự án. Nhờ có sự đa dạng trong suy nghĩ và kinh nghiệm, các thành viên trong nhóm có thể cung cấp những góc nhìn mới mẻ, giúp bạn phát hiện ra những điểm yếu và đưa ra những giải pháp sáng tạo.

8. Tìm kiếm cộng đồng Nhân sự để kết nối và chia sẻ kinh nghiệm
Cộng đồng Nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các chuyên gia Nhân sự, tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Tham gia một cộng đồng Nhân sự giúp bạn trao đổi kinh nghiệm thực tế về các vấn đề Nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân viên, v.v. Học hỏi từ những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và cập nhật những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực Nhân sự.

9. Trân trọng và ghi nhận những thành tích đạt được.
Trân trọng và ghi nhận những thành tích đạt được là một điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Khi chúng ta dành thời gian để nhìn nhận lại những thành công của mình, chúng ta có thể cảm thấy tự hào về bản thân, đồng thời có thêm động lực để tiếp tục phấn đấu trong tương lai.

Với những giải pháp thiết thực được đề cập trong bài viết, hy vọng rằng bộ phận Nhân sự có thể nâng cao sức khỏe tinh thần, giảm thiểu nguy cơ kiệt sức và hoàn thành tốt vai trò quan trọng của mình trong tổ chức.