Hiện nay, các doanh nghiệp liên tục đối mặt với bài toán nhân sự nhảy việc, đòi hỏi nhà quản lý phải biết cách giữ chân nhân viên giỏi để không lãng phí nhân tài. Vậy làm cách nào để nhân sự giỏi gắn bó lâu dài, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp? Bài viết dưới đây từ Headhunter DigiSource sẽ bật mí cho các nhà quản lý TOP 9 cách giữ chân nhân tài cực hiệu quả trong chuyên mục kiến thức tuyển dụng!
- 1/ Tại sao phải giữ chân nhân viên giỏi?
- 2/ Những cách giữ chân nhân viên giỏi dành cho nhà quản lý
- 2.1/ Tìm hiểu nguyên do khiến nhân viên rời đi
- 2.2/ Làm mới và nâng cấp quy trình Onboard nhân viên mới
- 2.3/ Gắn kết công việc của nhân viên với mục tiêu chung
- 2.4/ Đóng góp Feedback tích cực và tạo cơ hội phát triển
- 2.5/ Review lương thưởng thường xuyên
- 2.6/ Mang cơ hội học tập, nâng cao kiến thức
- 2.7/ Xây dựng môi trường lành mạnh
- 2.8/ Đi đầu xu hướng
- 2.9/ Khéo léo nói lời tạm biệt
- 3/ Tạm kết
1/ Tại sao phải giữ chân nhân viên giỏi?
Nhiều nhà quản lý cho rằng, một nhân sự nghỉ việc thì tìm người khác thay thế và đào tạo là xong. Thế nhưng, việc nhân sự rời bỏ công ty mang lại nhiều hậu quả không ngờ như:
- Tốn thời gian và chi phí: Theo kết quả nghiên cứu Center for American Progress, chi phí trung bình để thay thế một nhân sự nghỉ việc là 16% tiền lương chi trả hàng năm cho các công việc lương thấp, 20% cho những vị trí tầm trung và 213% đối với các vị trí điều hành yêu cầu trình độ cao. Như vậy, việc tuyển dụng nhân sự mới cực tốn kém so với tiền lương chi trả cho nhân viên cũ, dày dặn kinh nghiệm. Hơn nữa, tuyển nhân viên mới chưa biết gì, doanh nghiệp sẽ mất thêm thời gian đào tạo.
- Mất nhân sự tài giỏi: Những nhân viên lâu năm nghỉ việc có thể khiến sự phát triển của doanh nghiệp chững lại một thời gian. Bởi họ là đội ngũ mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng tâm lý người ở lại: Việc nhân viên giỏi, từng gắn bó với công ty lâu năm bất ngờ nghỉ việc sẽ khiến nhân sự ở lại, đặc biệt người mới vào hoang mang. Họ sẽ đặt ra hàng loạt câu hỏi như tại sao nhân viên có thâm niên lại nghỉ, do chế độ đãi ngộ hay mâu thuẫn,…. Thậm chí, hiệu ứng Domino còn có thể thôi thúc nhân viên ở lại nghỉ việc.
2/ Những cách giữ chân nhân viên giỏi dành cho nhà quản lý
Làm cách nào để giải quyết vấn đề nhân sự tiềm năng nghỉ việc? Thực tế, giữ chân nhân viên giỏi không đơn thuần chỉ có phương pháp và hành động mà còn phụ thuộc vào chiến lược nuôi dưỡng nhân tài của doanh nghiệp. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc 9 cách giữ chân nhân viên tiềm năng các nhà quản lý cần nắm chắc!
2.1/ Tìm hiểu nguyên do khiến nhân viên rời đi
Có rất nhiều lý do khiến nhân viên quyết định nghỉ việc. Chẳng hạn, họ cảm thấy không được đối xử công bằng hoặc công ty đối thủ chịu chi trả lương cao hơn. Thông tin này sẽ thu được qua các cuộc phỏng vấn thôi việc và trò chuyện trung thực với nhân viên hiện tại.
Để không rơi vào thế bị động, doanh nghiệp nên có phương án dự phòng chủ động giữ chân nhân tài. Theo đó, nhà quản lý có thể thực hiện các buổi khảo sát về mức độ tương tác giữa nhân viên với doanh nghiệp để đo lường tình cảm của nhân viên.
2.2/ Làm mới và nâng cấp quy trình Onboard nhân viên mới
Ấn tượng ngày đầu tiên của nhân viên mới với môi trường làm việc, văn hóa công ty vô cùng quan trọng. Chính vì thế, doanh nghiệp cần lên sẵn kế hoạch đào tạo và liên tục nâng cấp quy trình onboard nhân viên mới trong vòng 30 ngày, đặc biệt là ngày đầu tiên.
Cho dù đó là một món quà nhỏ, bữa sáng của nhóm hay thư cá nhân từ người sáng lập công ty, hãy làm bất cứ điều gì cần thiết để họ cảm thấy được chào đón và hòa nhập với nhóm càng sớm càng tốt. Những hành động tử tế và hòa nhập nhỏ này sẽ mang lại lợi ích lâu dài, là một trong những yếu tố thúc đẩy ý định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
2.3/ Gắn kết công việc của nhân viên với mục tiêu chung
Không có gì ngạc nhiên khi 93% nhân viên không thể gắn kết công việc hàng ngày của họ với các mục tiêu chung của tổ chức. Khi không nhìn thấy sự tương đồng với doanh nghiệp, nhân viên dễ chán nản, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Để kết nối sự đồng điệu giữa nhân viên với doanh nghiệp, nhà quản lý nên thiết lập mục tiêu bằng cách sử dụng phương pháp OKR hoặc phần mềm quản lý mục tiêu hoặc cả hai.
2.4/ Đóng góp Feedback tích cực và tạo cơ hội phát triển
Chắc hẳn khi làm việc, ai cũng mong muốn được cấp trên công nhận sự cố gắng. Vì thế, nhà quản lý đừng bỏ qua những phản hồi tích cực và khen thưởng khi nhân viên đạt thành tích tốt. Đây được xem như sợi dây vô hình giữ chân nhân viên giỏi cũng như duy trì động lực làm việc của họ.
Ví dụ
- Bộ phận của bạn là một thế mạnh không phải ai cũng có. Tôi rất ấn tượng với cách bạn đang làm việc để tháo dỡ silo.
- Khi bạn lôi kéo nhóm tiếp thị vào các cuộc trò chuyện của chúng tôi, điều đó làm sắc nét ý tưởng của chúng tôi và giúp đạt được mục tiêu nhanh hơn. Hãy tiếp tục phát huy.
- Mặc dù kết quả không như chúng ta mong muốn, nhưng tôi muốn chúc mừng bạn vì tất cả những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra trong vài tuần qua. Nếu chúng ta áp dụng nỗ lực tương tự cho dự án tiếp theo của mình, tôi tin rằng chúng ta có thể giành chiến thắng.
- Nâng cao quy trình đào tạo và lộ trình phát triển cho nhân viên
2.5/ Review lương thưởng thường xuyên
Lương thưởng luôn là vấn đề khá nhạy cảm khi đề cập trong phần lý do nghỉ việc. Không thể phủ nhận sức nặng của yếu tố này trong việc giữ chân nhân viên tài giỏi. Bởi khi bỏ công sức, nỗ lực mang lại giá trị cho công ty, nhân viên đều mong muốn được đáp trả xứng đáng. Chính vì thế, để giữ chân nhân viên chất lượng, doanh nghiệp không chỉ có các kế hoạch trả thưởng công bằng mà còn phải cạnh tranh.
Doanh nghiệp có thể áp dụng công thức lương 3P để đưa ra cơ chế lương thưởng phù hợp với năng lực của nhân sự. Cụ thể, doanh nghiệp dựa trên 3 yếu tố gồm vị trí (Position), năng lực (Person) và hiệu suất làm việc (Performance) để trả lương nhân viên. Song song với đó, doanh nghiệp nên bổ sung những đợt review lương định kỳ để nhân viên có thêm lý do ở lại cống hiến.
2.6/ Mang cơ hội học tập, nâng cao kiến thức
Tiếp cận với các cơ hội phát triển là một trong những lý do hàng đầu khiến nhân sự rời bỏ công việc đang làm, đặc biệt là những nhân viên cầu tiến. Năm 2018, 61% người tìm việc xếp hạng sự phát triển nghề nghiệp là quan trọng nhất khi tìm kiếm cơ hội mới.
Bởi vậy, muốn giữ chân nhân viên giỏi, doanh nghiệp phải tạo điều kiện để họ học tập, phát triển và tiếp cận những điều mới. Khi được trao cơ hội để phát triển các kỹ năng mới, những nhân viên chất lượng sẽ nhanh chóng chớp lấy.
Bạn đọc có thể tham khảo một vài chiến lược phát triển nguồn nhân lực dưới đây:
- Luân chuyển nhân sự sang các phòng ban, chi nhánh khác.
- Cử nhân viên tiềm năng tham gia các khóa học bồi dưỡng tài năng.
- Đề bạt cho những dự án đặc biệt, có cơ hội thăng tiến.
2.7/ Xây dựng môi trường lành mạnh
Một nhân viên giỏi sẽ cảm thấy nhàm chán, năng lực bị “thui chột” và không có động lực cố gắng khi làm việc trong môi trường không có đối thủ cạnh tranh. Điều này khiến họ suy nghĩ đến việc tìm kiếm một cơ hội mới.
Chính vì thế, để giữ chân nhân viên giỏi, nhà quản lý cần đặt nhân viên ấy trong môi trường cạnh tranh với những người tài giỏi khác để thúc đẩy năng suất làm việc. Bên cạnh đó, môi trường làm việc công tâm cũng giúp “đánh thức” động lực làm việc và tạo cơ hội cho nhân viên bộc lộ năng lực, thỏa sức thể hiện bản thân.
2.8/ Đi đầu xu hướng
Một trong những cách giữ chân nhân viên giỏi thành công chính là nhận thức được những xu hướng công việc mới để đón đầu và điều chỉnh phù hợp với doanh nghiệp cũng như định hướng nguồn nhân lực phát triển. Lúc này, dù có ý định nghỉ việc nhưng nhân sự nhận thấy những thay đổi của công ty phù hợp với mục tiêu phát triển sự nghiệp trong tương lai nên có thể tiếp tục gắn bó. Hơn nữa, việc doanh nghiệp đi đầu các xu hướng cho thấy ban lãnh đạo có tầm nhìn sâu, luôn đề cao sự đổi mới và gắn kết mục tiêu chung với mục tiêu từng cá nhân.
2.9/ Khéo léo nói lời tạm biệt
Ngay cả những nơi làm việc tốt nhất, việc mong đợi nhân sự gắn bó lâu dài trong nhiều thập kỷ là điều khó có thể. Trên thực tế, con số thời gian trung bình hiện tại mà nhân viên ở lại dao động trong khoảng 2-4 năm.
Nếu nhân sự của mình có được cơ hội tốt hơn thì hãy mừng cho họ, không nên dèm pha, tỏ thái độ khó chịu. Thay vào đó, hãy dành thời gian bắt tay vào tìm hiểu và giải quyết vấn đề doanh nghiệp thiếu điều gì để giữ chân nhân viên. Hơn nữa, nói lời chào nhẹ nhàng không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với người từng cống hiến cho doanh nghiệp mà còn cho thấy cách làm việc chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
3/ Tạm kết
Mong rằng nội dung trong bài viết trên sẽ giúp các nhà quản lý nắm được những cách giữ chân nhân viên giỏi. Thực tế, tuyển dụng nhân tài đã khó, giữ chân và khiến họ tự nguyện cống hiến cho doanh nghiệp còn khó hơn gấp nhiều lần. Đây luôn là bài toán khó dành cho các nhà quản lý. Thế nhưng, khi đã tìm được “lời giải”, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được những thành quả vượt mong đợi.