Những điểm khác biệt giữa Solution Architect và Technical Architect

Đây là hai vị trí cần thiết trong mỗi mô hình doanh nghiệp công nghệ. Các công ty đều có những bản mô tả không đồng nhất cho 2 vị trí này: Solution Architect và Technical Architect đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế và triển khai các giải pháp công nghệ thông tin. Tuy nhiên, vai trò của họ có những sự khác biệt nhất định, dựa trên mục đích của dự án, yêu cầu kỹ thuật và các yếu tố khác. Vậy hãy cùng Headhunter DigiSource tìm hiểu Solution Architect và Technical Architect khác biệt như thế nào nhé.

Tham gia ngay: Cộng đồng chia sẻ kiến thức làm tuyển dụng

1/ Giới thiệu chung về Solution Architect và Technical Architect

Solution Architect thường tham gia cùng với đội kinh doanh (giai đoạn dự án chưa được hình thành) để nắm được các vấn đề kinh doanh của khách hàng, hoặc các cơ hội kinh doanh và đề xuất các giải pháp thiết kế hệ thống để loại bỏ các ràng buộc trong hoạt động kinh doanh.

Technical Architect được hình thành với mục đích biến giải pháp kiến trúc đề xuất từ Solution Architect thành sản phẩm kiến trúc thực tiễn.

2/ Định nghĩa về công việc

2.1/ Solution Architect (kiến trúc sư giải pháp)

  • Là người sử dụng công nghệ để giải quyết bài toán kinh doanh của khách hàng.
  • Tập trung vào business của khách hàng, mang lại lợi ích về business cho khách hàng, đưa ra giải pháp cho vấn đề khách hàng đang gặp phải.
  • Thường không trực tiếp thiết kế phần mềm, Solution Architect thường tập trung vào làm việc trên tính năng lớn với các giải pháp công nghệ, đề xuất thiết kế.
  • Thiết kế các tính năng, màn hình, lựa chọn framework, công nghệ.
  • Nhiệm vụ của SA gần như bao gồm cả BA. Tùy vào tính chất mỗi công ty mà vai trò này được đảm nhận một phần bởi các vị trí Product Manager hoặc Senior Business Analyst.

Yêu cầu kỹ năng với Solution Architect

  • Am hiểu về các giải pháp công nghệ có trên thị trường, giới hạn của mỗi công nghệ, xu hướng phát triển nền tảng công nghệ, và cả khả năng phát triển giải pháp thành hiện thực bằng phần mềm, khả năng bảo trì trong tương lai.
  • Hiểu biết rất nhiều về những loại domain khác nhau, lĩnh vực hoạt động khác nhau, strategy của công ty, các technology nhưng chỉ có sự hiểu biết nhất định, không chuyên sâu
  • Không có con đường sự nghiệp cố định để trở thành Solution Architect, tuy nhiên, nhiều ứng viên vào vị trí này có nền tảng về phát triển phần mềm. Hầu hết Solutions Architect có bằng cử nhân về công nghệ thông tin, khoa học máy tính hoặc phát triển phần mềm. Họ sẽ có từ 5-10 năm kinh nghiệm trong phát triển phần mềm, quản trị mạng hoặc công nghệ thông tin.

Xem thêm: Tuyển dụng vị trí Solution Architect

2.2/ Technical Architect (kiến trúc sư kỹ thuật)

Technical Architect là người chịu trách nhiệm tổng thể toàn bộ các hoạt động kỹ thuật liên quan đến project. Ví dụ như:

  • Chọn lựa công cụ, tìm giải pháp trước và trong quá trình phát triển phần mềm.
  • Đưa ra các quyết định về kiến trúc, xác định các yêu cầu về phần cứng, phần mềm và các công nghệ liên quan khác.
  • Phân tích, thiết kế hệ thống tối ưu cho việc vận hành, bảo trì và chuyển giao cho khách hàng theo đúng yêu cầu về tính năng, tốc độ và bảo mật.
  • Quản lý các hoạt động liên quan đến kỹ thuật như training, review, monitoring… để đảm bảo development team viết code, document theo đúng yêu cầu hệ thống xác định.
  • Làm việc với khách hàng định kỳ để đảm bảo architect đáp ứng đủ yêu cầu của hệ thống, cập nhật design cho các yêu cầu mới.
  • Áp dụng những best practices để cải tiến quy trình, chất lượng của phần mềm ở tất cả các khâu như development, testing, deployment, transition.
  • Không quan tâm nhiều về strategy của công ty, khách hàng, thiên về sử dụng công nghệ, chuyên sâu 1 công nghệ nhất định
  • Tập trung vào sản phẩm, quality của sản phẩm, safety, cách vận hành tối ưu, bảo mật, và hữu ích nhất
  • Jr. Developer => Developer => Sr. Developer => Team Leader => Technical Architect

Yêu cầu kỹ năng với Technical Architect

  • Có hiểu biết sâu rộng về các kiến trúc phần mềm, hệ thống phân tán, đám mây, vi dịch vụ, và các công nghệ mới nổi khác.
  • Thành thạo các ngôn ngữ lập trình phổ biến như Java, Python, C++, C#.
  • Có kinh nghiệm với các công cụ và nền tảng phát triển phần mềm như Git, Docker, Kubernetes.
  • Hiểu biết về các quy trình và phương pháp hay nhất trong phát triển phần mềm như Agile, Scrum, DevOps.
  • Có khả năng tư duy logic và sáng tạo để tìm ra các giải pháp tối ưu.
  • Có khả năng học hỏi và thích nghi với những công nghệ mới.

Xem thêm: Tuyển dụng vị trí Technical Architect

3/ So sánh 02 vị trí Solution Architect và Technical Architect

Giống nhau

  • SA & TA đều là 2 trong những vai trò công nghệ có mức lương cao. Lương của một SA hay TA thường cao hơn so với các vị trí phát triển phần mềm khác. SA cao hơn TA.
  • Đều có thể phát triển sự nghiệp của mình bằng cách trở thành giám đốc công nghệ hoặc quản lý dự án.

Khác nhau

Solution Architect sẽ tập trung giải quyết câu hỏi “What?” còn Technical Architect sẽ tập trung giải quyết câu trả lời “How?”.

Solution Architect Technical Architect
Kiến thức bao quát về các giải pháp công nghệ, domain, xu hướng phát triển, strategy của công ty, các technology nhưng không cần chuyên sâu. Không quan tâm nhiều về strategy của công ty, khách hàng, thiên về sử dụng công nghệ, chuyên sâu 1 công nghệ nhất định.
Solution Architect tập trung vào việc tìm hiểu nhu cầu kinh doanh của khách hàng, đưa ra các giải pháp kỹ thuật và đảm bảo tính khả thi kỹ thuật. Technical Architect tập trung vào việc đưa ra các lựa chọn về kiến trúc và công nghệ phù hợp nhất với yêu cầu kỹ thuật của dự án.
Thường đảm nhiệm vai trò lãnh đạo dự án, quản lý quy trình triển khai và đảm bảo chất lượng sản phẩm Quản lý các hoạt động liên quan đến kỹ thuật như training, review, monitoring… để đảm bảo development team viết code, document theo đúng yêu cầu hệ thống xác định.
Không nhất thiết phải có kỹ năng lập trình mạnh, vì họ có thể không tham gia trực tiếp vào quá trình coding Có kỹ năng lập trình mạnh. Thường có nền tảng là 1 senior developer 
Có kỹ năng quản lý dự án tốt, có khả năng giao tiếp với khách hàng và các bên liên quan khác. Làm việc với team dev và giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật với khách hàng.

4/ Mức lương cho từng vị trí

Technical Architect: Kinh nghiệm 9-10 năm

  • Lương thấp nhất $4,000
  • Lương cao nhất $5,000

Solution Architect: Kinh nghiệm trên 10 năm

  • Lương thấp nhất $5,000
  • Lương cao nhất $6,000      
  1. Các vị trí liên quan DigiSource đang tuyển:

Xem thêm: Tuyển dụng vị trí IT khác

Sau bài viết này, DigiSource mong bạn có thêm góc nhìn về sự khác biệt và tương đồng giữa các vị trí này. Nếu bạn thấy thích chủ đề này, hãy đón đọc nhiều hơn từ mục Blog tại DigiSource.

Tìm việc Solution Architect và Technical Architect uy tín ở đâu?

Tại DigiSource, công ty chuyên tập trung cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự (headhunt agency) trong lĩnh vực IT và Marketing.. cùng một số vị trí liên quan trong mảng công nghệ. Hoạt động kinh doanh và hoạt động cộng đồng của DigiSource đều hướng đến việc hiện thực hóa phương châm “Đúng người – Đúng việc”, mang đến những giá trị thiết thực cho cả ứng viên lẫn doanh nghiệp.

Hiện nay, DigiSource đang sở hữu cộng đồng ở các nền tảng khác nhau như Zalo, Linkedin và Facebook nơi có hơn 1000+ NTD và UV từ đa dạng các lĩnh vực khác nhau cộng đồng tuyển dụng.

Related posts