Tìm hiểu mô hình SMART là gì? Cách xây dựng mục tiêu hiệu quả

Mô hình SMART là một công cụ hiệu quả giúp thiết lập mục tiêu một cách rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện và có tính thực tiễn cao. Mô hình này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh, quản lý dự án đến phát triển bản thân. Mô hình SMART thiết lập mục tiêu hiệu quả dựa trên 5 tiêu chí: Specific, Measurable, Actionable, Relevant, Time-Bound. Đây là nguyên tắc thông minh và được ứng dụng trong quá trình xây dựng mục tiêu. Để tìm hiểu chi tiết về cách ứng dụng SMART, hãy theo dõi bài viết sau từ Headhunt DigiSource nhé!

1/ Tìm hiểu mô hình SMART là gì?

Mô hình SMART là một phương pháp thiết lập mục tiêu thông minh giúp bạn đạt được những kết quả mong muốn cho bản thân hoặc trong công việc. Sử dụng mô hình này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng lập kế hoạch và thực thi mục tiêu của mình. Đây là một trong những cách hiệu quả để quản lý thời gian và tăng cường sự tự tin của bản thân. Mô hình SMART được hình thành dựa trên 5 tiêu chí:

  • Specific (Tính cụ thể) 
  • Measurable (Có thể Đo lường được) 
  • Actionable (Tính Khả thi) 
  • Relevant (Sự Liên quan) 
  • Time-Bound (Thời hạn hoàn thành mục tiêu)

2/ Lợi ích của mô hình SMART đối với việc đặt mục tiêu là gì?

Mô hình SMART (cụ thể, đo lường được, có tính khả thi, phù hợp với thực tế và có thời hạn) không chỉ giúp cho việc đặt mục tiêu trở nên cụ thể và dễ đo lường hơn, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người thực hiện.

2.1/ Xác định trọng tâm và hướng đi

Mục tiêu của mô hình SMART là giúp bạn có thể đưa ra định hướng đúng đắn, sẽ hướng dẫn bạn dễ dàng thông qua các quyết định hàng ngày. 

Khi đáp ứng được những tiêu chí của mô hình SMART, bạn sẽ loại bỏ được những mục tiêu không phù hợp với định hướng của bản thân hoặc sự phát triển của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của bạn là tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí, bạn sẽ tránh mua hàng không cần thiết. Nếu mục tiêu của bạn là học ngoại ngữ thì việc dành ít nhất 4 tiếng một tuần để luyện nghe là điều bắt buộc.

2.2/ Giúp tạo ra một kế hoạch

Mục tiêu SMART giúp bạn tạo ra một kế hoạch để đáp ứng các mục tiêu của cá nhân hoặc một tổ chức. Chúng giúp bạn bắt đầu phát triển kế hoạch trong tâm trí và đặt ra các mục tiêu ngắn hạn để đưa bạn đi đúng hướng của mình.

2.3/ Công cụ để thúc đẩy bản thân

Mục tiêu có thể được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy động lực làm việc của bạn. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của bạn là muốn được giao tiếp hiệu quả với người khác thì việc tập nói trước gương đến khi nhuần nhuyễn và tự tin là một tín hiệu tích cực cho bạn.

2.4/ Cung cấp kết quả nhanh hơn

Ngay từ khi thiết lập mục tiêu, SMART đã nhấn mạnh đến yếu tố đo lường. Bạn cần đạt kết quả gì? Bạn cần hoàn thành ở ngưỡng nào? Kết quả nào mới được xem là đạt chuẩn?,…

Nhờ đó mà bạn sẽ phải làm gì và hoàn thành mục tiêu của mình nhanh hơn. Điều này sẽ giúp bạn ít lãng phí thời gian cho các hành động không hiệu quả và sẽ có một lộ trình trực tiếp để hoàn thành mục tiêu.

2.5/ Giảm căng thẳng

Khi năng suất làm việc của chúng ta bị ảnh hưởng và chúng ta không cảm thấy mình đang hoàn thành việc gì cả sẽ gây ra rất nhiều căng thẳng và lo lắng.

Áp dụng mô hình SMART giúp bản thân bạn có thể tự xác lập mục tiêu cá nhân của mình sao cho vừa phù hợp, vừa đóng góp vào con đường phát triển bản thân vừa giúp bạn phát triển con đường sự nghiệp, nhờ đó mà bạn sẽ thoải mái và giảm bớt căng thẳng hơn.

mô hình smart giúp thiết lập mục tiêu hiệu quả

3/ Cách xây dựng mô hình SMART đặt mục tiêu hiệu quả

3.1/ Specific (S) – Cụ thể

Đầu tiên, việc xác định mục tiêu rõ ràng là điều vô cùng quan trọng. Mục tiêu của bạn phải cụ thể, nếu không, bạn sẽ không thể tập trung nỗ lực và thực sự có động lực để đạt được nó. Còn nếu nếu một mục tiêu quá “bay”, phi thực tế thì bạn sẽ không thể biết phải làm thế nào để đạt được nó. 

Nguyên tắc thứ nhất trong mô hình SMART là xác định mục tiêu, thu hẹp phạm vi để mục tiêu đó thật cụ thể và hiểu rõ các bước cần thiết để đạt được nó.

Để giúp thiết lập tính cụ thể cho mục tiêu, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn mong muốn đạt được cái gì?
  • Bạn sẽ làm cùng ai hoặc ai sẽ giúp bạn?
  • Làm thế nào để thực hiện và những chiến lược sẽ được sử dụng?
  • Mục tiêu này áp dụng ở đâu?
  • Khi nào mục tiêu này được hoàn thành?
  • Mục tiêu có đem lại một kết quả rõ ràng?

Ví dụ: Mục tiêu mang tính cụ thể theo mô hình SMART có thể là: “Tăng số lượng người truy cập Website DigiSource lên 25% so với quý trước”. Hãy tránh những mục tiêu chung chung như “Tăng số lượng người ghé thăm Website” mà nên cụ thể rằng người dùng tìm đến DigiSource vì điều gì và làm sao để nổi bật được điều đó. Bao gồm một con số khi lên mục tiêu sẽ giúp mục tiêu đó trở nên cụ thể và phù hợp với mô hình SMART hơn.

3.2/ Measurable (M) – Có thể Đo lường được

Tiêu chí tiếp theo mà một mục tiêu theo mô hình SMART cần đạt được đó là Có thể đo lường được. Tính đo lường là cách dễ nhất cho bạn hiểu mình cần làm gì, làm như thế nào để đạt được chỉ tiêu nhanh nhất theo từng mốc thời gian cụ thể.

Ví dụ: Nếu đặt ra mục tiêu là 4 tỷ cho doanh nghiệp, lúc này bạn sẽ cần phải tính toán chi tiết trong quý tiếp theo doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện những công việc gì để đạt được 2 tỷ đó. Cụ thể mục tiêu bán cho đối tác với hình thức B2B là 2 tỷ, B2C là 2 tỷ trong tổng 3 tháng của quý kế tiếp.

3.3/ Actionable (A) – Tính Khả thi

Đặt ra mục tiêu đủ sức nặng sẽ tạo động lực thúc đẩy bản thân và mọi người làm việc, tuy nhiên nếu nặng quá sẽ thành áp lực lớn. Đó là lý do vì sao mục tiêu của bạn cũng cần phải thực tế, có tính khả thi và có thể đạt được. 

Tính khả thi giúp bạn nghiêm túc xem xét nội lực của bản thân hoặc nội lực của doanh nghiệp, khả năng hoàn thành công việc của bản thân bạn và các nhân viên, tiềm lực để bứt phá. Đây là động lực để mỗi ngày bạn có thể cố gắng, thách thức giới hạn của bản thân.

Ví dụ: Nếu số lượng ứng viên nộp hồ sơ cho doanh nghiệp tăng 5% vào tháng trước, một mục tiêu tăng con số đó lên 8-10% sẽ khả thi hơn so với con số 25%.

3.4/ Relevant (R) – Sự Liên quan

Chữ R này trong mô hình SMART có 2 trường phái dùng 2 từ khác nhau. Một là REALISTIC có nghĩa là Thực tế và số còn lại dùng từ RELEVANT nghĩa là Liên quan.

Tuy nhiên, chúng đều có nghĩa chung là mục tiêu của bạn thì phải có sự phù hợp với tầm nhìn trong ngắn hạn và dài hạn, nó phải giải quyết được các vấn đề bạn khác đang gặp phải.

Mục tiêu của bạn thì phải liên quan đến định hướng phát triển của bản thân hoặc công việc cụ thể trong lĩnh vực chức vụ đang làm, phù hợp với mục đích phát triển.

3.5/ Time-Bound (T) – Thời gian để thực thi mục tiêu

Thời gian là yếu tố cuối cùng bạn cần phải thực hiện khi đặt mục tiêu theo phương pháp SMART. Một mục tiêu có tính thời gian cụ thể sẽ giúp bạn hoàn thành đúng các công việc theo một lịch trình trình rõ ràng.

Ví dụ: Mô hình SMART trong học tập tiếng Anh

– Specific: Bạn cần tự hỏi mục đích sau cùng của việc học tiếng Anh thật tốt là gì. Có thể là giao tiếp được với đồng nghiêp và đối tác khi đi làm, đỗ đại học, sinh sống và làm việc tại nước sử dụng tiếng Anh,…

– Measurable: “Tôi sẽ học 100 từ mới mỗi tuần” hoặc “Tôi sẽ dành ra 30 phút mỗi ngày để học tiếng Anh.”

– Achievable: Những công việc có thể hoàn thành như việc ngày đầu tiên sẽ ôn tập Unit 1 – sáng làm bài tập ngữ pháp, chiều ôn từ vựng và tối làm bài tập đọc

– Relevant: Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Anh được 1 tháng, mỗi ngày dành 2 tiếng cho việc học, mục tiêu trong 1 tháng tiếp theo có thể giao tiếp trôi chảy với một người bản xử trong những tình huống đơn giản.

– Time-bound: Bạn có thể đặt các mục tiêu như “Trong vòng 1 tuần, tôi phải nhớ và sử dụng thành thạo các câu giao tiếp sử dụng trong chủ đề về môi trường”

Ví dụ: Mô hình SMART của Vinamilk

– Specific: Vinamilk đã đưa ra cách Marketing cụ thể cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Xác định rõ ràng những ai đang tìm sữa trẻ nhỏ. Nhờ đó mà đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm công sức và thời gian.

– Measurable: Thương hiệu có tính toán mức độ cần đạt cho từng nhân viên. Con số được tính theo mỗi ngày, mỗi tuần và tháng.

– Achievable: Xác định hướng đi đúng đắn trong việc mở rộng mô hình sản xuất từ các dòng sản phẩm cơ bản. Luôn khảo sát tình hình thị trường để đưa ra hạng mục nhất định, đảm bảo được lợi nhuận đem về lớn hơn chi phí đầu tư.

– Relevant: Sản xuất sản phẩm mới có những cải tiến hoặc đặc điểm phù hợp người tiêu dùng.

– Time-bound: Các mục tiêu lớn được đặt ra theo năm. Tiếp đó, chúng được chia nhỏ ra thành nhiều hạng mục phải đạt theo quý và tiếp tục được phân chia ở các cấp độ thấp hơn.

Phương pháp SMART là một trong những phương pháp giúp cho việc đặt mục tiêu trở nên rõ ràng, cụ thể và đo lường được. Bằng cách sử dụng phương pháp này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc định hướng và quản lý các hoạt động kinh doanh của mình. Việc đặt mục tiêu thông minh theo phương pháp SMART sẽ giúp bạn đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Related posts