AIDA – Một thuật ngữ không xa lạ với trong ngành Marketing hiện đại. Với ưu thế tuyệt đối trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, AIDA dần trở thành xu thế bắt buộc và là một thứ “vũ khí” tuyệt vời của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc ứng dụng AIDA vào chiến lược của doanh nghiệp như thế nào và triển khai AIDA như thế nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi vẫn là một điểm khó khăn với doanh nghiệp, cùng Headhunt DigiSource tìm hiểu về AIDA ở trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu các vị trí Marketing đang được tuyển dụng
1/ Tìm hiểu mô hình AIDA là gì?
AIDA là một mô hình gồm bốn gia đoạn mà các khách hàng tiềm năng trải qua trước khi đưa ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Mô hình này đồng thời cũng cung cấp một khung nhìn tổng quan về quá trình tiếp thị và truyền thông đến cho khách hàng, giúp các Marketer hiểu rõ được hành vi và đưa ra giải pháp tối ưu hoá nhằm tăng sự chuyển đổi cho doanh nghiệp.
Với từng giai đoạn nhỏ trong AIDA, doanh nghiệp cần có sự đầu tư về nội dung để có thể thu hút sự chú ý (Attention) của khách hàng tiềm năng, từ đó tạo sự quan tâm (Interest) đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, kích thích mong muốn sở hữu (Desire) và tiến đến mục tiêu cuối cùng là hành động (Action) mua hàng hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Điều tiên quyết khi triển khai mỗi kênh tiếp thị là mục tiêu cuối cùng, mục tiêu của từng kênh tiếp thị sẽ có một mục tiêu và một đích đến khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng chính mà doanh nghiệp hay sản phẩm, dịch vụ đó hướng đến. Tuy nhiên, mô hình AIDA vẫn giữ nguyên và có thể điều chỉnh phù hợp với từng doanh nghiệp, hoặc cụ thể hơn là từng mục tiêu của doanh nghiệp mong muốn.
2/ Giải mã mô hình AIDA
AIDA là viết tắt của Attention (Thu hút sự chú ý), Interest (Gây sự thích thú), Desire (Khai thác mong muốn) và Action (Thúc đẩy hành động). Các giai đoạn mà AIDA tác động đến khách hàng: Chú ý – Quan tâm – Mong muốn – Sở hữu.
A – Attention: Quá trình thu hút khách hàng tiềm năng
Trong mô hình AIDA điển hình, giai đoạn “Attention” đóng vai trò rất lớn trong việc “ghi điểm” trong mắt khách hàng tiềm năng. “Attention” là giai đoạn nền tảng của cả quá trình, khơi gợi sự tò mò và ghi điểm trong mắt của khách hàng, từ đó dẫn dắt khách hàng vào hành trình khám phá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, điều mà doanh nghiệp cần làm là giúp khách hàng trả lời câu hỏi “Đây là gì?”
Có một điều đáng buồn rằng nhiều doanh nghiệp thường xem nhẹ giai đoạn này chỉ vì nghĩ rằng sản phẩm, dịch vụ của họ đủ tốt và đủ nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng. Điều này hoàn toàn là sự giả định chủ quan của phía doanh nghiệp và thiếu cơ sở để kết luận liệu rằng sản phẩm của doanh nghiệp có thật sự “Attention” không. Sử dụng một số phương pháp để đánh giá và đo lường mức độ quan tâm của khách hàng đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ là một ý tưởng hữu hiệu.
Bạn quan tâm đến các phương pháp đánh giá và đo lường mức độ quan tâm của khách hàng đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp? Đón chờ những bài viết sau của DigiSource nhé!
I -Interest: Tiến hành “ghi điểm” trong mắt khách hàng tiềm năng
Giai đoạn “Interest” – tạo ra sự chú ý là cuộc hành trình tiếp theo của khách hàng khi họ đã có một sự quan tâm nhất định đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng vì nó quyết định đến việc khách hàng có tiếp tục quan tâm hay không. USP của sản phẩm, dịch vụ hay thậm chí là cả doanh nghiệp sẽ làm điểm chính để gây sự hứng thú cho khách hàng.
Các thông tin cung cấp, các Selling Point đã được doanh nghiệp định hình trước đó sẽ phát huy công dụng tại bước này và đồng thời giúp khách hàng trả lời câu hỏi “Tôi có thích nó không?”
D – Desire: Khi sự khao khát là chìa khoá thành công
Giai đoạn tiếp theo của mô hình là “Desire”. Đây là giai đoạn “vàng” để biến sự quan tâm của khách hàng tiềm năng thành mong muốn được dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của giai đoạn này không còn giúp khách hàng trả lời những thắc mắc nữa mà bắt đầu biến những suy nghĩ trước đó từ “Tôi thích nó” đến “Tôi muốn nó”. Điều này đòi hỏi một quy trình xây dựng niềm tin và có chiến lược nổi bật những đặc tính của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
A – Action: Đến lúc “chốt đơn” khách hàng
Giai đoạn mong muốn nhất của doanh nghiệp “Action” – Biểu thị hành động cuối cùng của hành trình: mua hàng. Nếu như các bước trước đó được thực hiện đúng với ý đồ của doanh nghiệp, khách hàng sẽ sẵn sàng đưa ra “quyết định mua”. Lời kêu gọi (Call to Action) có sức nặng sẽ giúp khách hàng kết thúc mô hình AIDA này một cách thành công.
Một Call to Action hiệu quả có thể là tất cả những gì doanh nghiệp đưa đến cho khách hàng như là giảm giá, ưu đãi tặng quà hoặc miễn phí vận chuyển, hoặc đơn giản hơn chỉ cần một sự khẳng định từ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng giúp khách hàng đưa ra quyết định nhanh chóng và tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
3/ Vai trò của AIDA trong Marketing hiện đại
Với quy trình biến khách hàng trở thành người mua hàng, mô hình AIDA được ứng dụng mạnh mẽ trong Marketing hiện đại với những lợi ích sau:
- Hỗ trợ lập kế hoạch Marketing hiệu quả: Với mô hình AIDA, doanh nghiệp có thể dễ dàng vẽ ra hành trình khách hàng của từng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp xác định được những việc cần làm ở các giai đoạn cụ thể, từ đó xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả và tối ưu hoá ngân sách, nguồn lực.
- Có khả năng ứng dụng linh hoạt: AIDA không chỉ áp dụng cho các chiến dịch truyền thông mà còn có thể được ứng dụng trong các hoạt động Marketing khác như mạng xã hội, Email Marketing hay thậm chí là thiết kế giao diện người dùng.
- Giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng: Khi bạn sử dụng AIDA một cách hiệu quả, không đơn thuần chỉ là thu hút và chuyển đổi khách hàng mới mà đồng thời bạn cũng tạo ra sự kết nối giữa thương hiệu và niềm tin người tiêu dùng. Khách hàng sẽ cảm thấy bạn hiểu và đáp ứng được nhu cầu của họ, từ đó dễ dàng ghi điểm trong tâm trí của khách hàng và đạt được sự thành công trong chiến dịch.
4/ Ứng dụng mô hình AIDA vào Marketing
Mô hình AIDA có thể được áp dụng vào các hoạt động marketing khác nhau như:
- Thu hút sự chú ý: AIDA là một cách tuyệt vời để tạo ra yếu tố hấp dẫn và bắt bắt cho sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đơn giản có thể là một quảng cáo với hình ảnh ấn tượng, một bài viết ấn tượng với tiêu đề hoặc một đoạn video lồng ghép tinh tế. Mục tiêu cuối cùng là khiến khách hàng tò mò và ghé ngang “nơi trưng bày” sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Tạo ra sự quan tâm: Khi đã gây được sự chú ý đã đề cập ở trên, doanh nghiệp cần chuyển khách hàng sang giai đoạn của sự quan tâm. Thông qua một số hình thức như cung cấp thông tin giá trị, thú vị và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, sẽ khó có ai không bị hấp dẫn bởi những điều đấy cả, phải không?
- Kích thích mong muốn: Để tạo ra sự mong muốn của khách hàng, điều tiên quyết cần làm là hãy nêu bật những lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ bạn có. Có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc lời chứng thực từ khách hàng đã sử dụng, mọi thứ đều sẽ giúp cho khách hàng tiềm năng có niềm tin hơn về sản phẩm, dịch vụ mà họ đang hứng thú
- Thúc đẩy hành động: Mục đích cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp là hành động cụ thể của khách hàng. Và dĩ nhiên, điều là luôn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thông qua việc mua một sản phẩm, đăng ký một dịch vụ hoặc tham gia một sự kiện hấp dẫn. Hãy đảm bảo rằng quá trình này đủ, đúng và đơn giản cho khách hàng. Một câu Call to Action hấp dẫn sẽ thúc đẩy khách hàng hành động ngay lập tức.
Như vậy, DigiSource đã chia sẻ mô hình AIDA trong hoạt động Marketing hiện đại. Hy vọng doanh nghiệp bạn sẽ áp dụng linh hoạt mô hình này phù hợp với sản phẩm, dịch vụ, thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu để đạt được hiệu quả tối ưu và tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp của mình.